Các nhà đầu tư đang “dồn lực” săn dự án biệt thự ven biển Phan Thiết, đất nền dọc tuyến đường biển kéo dài từ Long Hải đến Mũi Né, từ đó đang tạo nên một đợt bùng nổ nguồn cung mới ở những khu vực này.
Qua tìm hiểu được biết, tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu trong nhiều năm qua đã và đang cùng làm việc với nhau để hợp tác đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến đường ven biển kéo dài từ TP. Vũng Tàu đến tận Mũi Né (Phan Thiết).
Hiện nay, tuyến đường này đã được kết nối thông suốt nhiều đoạn, tạo nên cung đường ven biển đẹp nhất phía Nam Trung bộ. Từ đó, trục đường này cũng tạo ra những cơ hội lớn cho hàng loạt dự án nghỉ dưỡng phát triển thời gian gần đây.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự sôi động của thị trường bất động sản dọc tuyến đường này, nhất là tại Phan Thiết – La Gi (Bình Thuận); Bình Châu – Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu), nhiều chuyên gia cho rằng đây là thời điểm của những thị trường mới có tiềm năng du lịch bởi quỹ đất còn lớn, mặt bằng giá đất còn thấp hơn rất nhiều so với những thị trường truyền thống như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng. Vì thế, nhiều ông lớn địa ốc cũng như các nhà đầu tư cá nhân đang đổ về nơi đây tìm kiếm một cơ hội mới, kỳ vọng giá BĐS sẽ tăng mạnh trong tương lai.
Một xu hướng mới, theo ông Trần Hiếu – Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần DKRA Vietnam hiện nay, thị trường nhà đất tại một số tỉnh lẻ đang trở thành tâm điểm đầu tư của khách hàng.
Không như tâm lý chung như những năm trước, người mua nhà hiện nay không còn “bám” theo trục gần trung tâm TPHCM mà đang hướng dòng tiền vào những nơi có nhu cầu thật sự. “Ngoài việc chú trọng một hệ thống giao thông kết nối được đầu tư đồng bộ, thì khách hàng còn chấp nhận xuống tiền ở những nơi đang có cơ hội “lên đời” trở thành đô thị loại 1, 2 hay 3 trực thuộc tỉnh”, ông Hiếu nói thêm.
Ông Ngô Đức Sơn, Tổng Giám đốc công ty Dland, cũng cho rằng trước thực tế thị trường đang thay đổi quá lớn, nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn của TPHCM phải tìm đến các thị trường ngách như Ninh Thuận, Vũng Tàu, Bình Thuận để tìm cơ hội đầu tư. Đây là giải pháp tình thế của nhà đầu tư buộc phải tìm hướng đi mới do không còn đủ sức đeo bám thị trường BĐS TPHCM. Trong năm 2019 và những năm kế tiếp, thị trường ngách ở các địa phương nói trên sẽ trở thành tâm điểm của BĐS phía Nam.
Trong đó, các nhà đầu tư đang “dồn lực” săn dự án biệt thự ven biển, đất nền dọc tuyến đường biển kéo dài từ Long Hải đến Mũi Né, từ đó đang tạo nên một đợt bùng nổ nguồn cung mới ở những khu vực này.
Tuyến đường ven biển đang được nối dài, tạo ra nhiều cơ hội lớn cho lĩnh vực nghỉ dưỡng khu vực này tăng mạnh.
Qua tìm hiểu thực tế, tại khu vực Bình Châu – Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) hiện có hơn 20 dự án có kinh doanh loại hình condotel và biệt thự nghỉ dưỡng. Hiện đã có đã và đang hoàn thiện, bán cho nhà đầu tư thứ cấp như: The Imperial Complex của Công ty CP Lạc Việt; Dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng Sanctuary do Công ty CP Du lịch Hải Vương làm chủ đầu tư; Dự án KDL nghỉ dưỡng Cantavil Long Hải của Công ty Cổ phần Phát triển nhà Daewon – Thủ Đức; Dự án The Hamptons Hotram của tập đoàn Tanzanite International…
Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, tại khu vực này đang có thêm 10 dự án nghỉ dưỡng khác khởi động đầu tư… Đáng kể như khu nghỉ dưỡng quy mô khá lớn của tập đoàn Trung Thuỷ; dự án khu biệt thự ven biển Phan Thiết của DRH Holdings; Hay như tập đoàn Hồ Tràm Strip chuẩn bị đưa dự án giai đoạn 2 đi vào hoạt động. Mới đây nhất, Novaland cũng công bố thông tin một dự án nghỉ dưỡng và sân golf tại khu Hồ Tràm – Bình Châu
Trong khi đó, nhờ hoạt động du lịch diễn ra sôi động quanh năm nên đến nay tỉnh Bình Thuận đã và đang thu hút được một số dự án du lịch nghỉ dưỡng có kinh doanh bất động sản. Trong đó đã triển khai xây dựng và đi vào kinh doanh có dự án Sea Links Mũi Né – Việt Nam, Ocean Vista, Sentosa Villa, khu biệt thự cao cấp Minh Thành.
Hay một số dự án đang tiến hành đầu tư như khu biệt thự cao cấp Thái Sơn, khu biệt thự nghỉ dưỡng Suối Nhum – Thuận Quý, khu du lịch Hòn Lan, khu biệt thự Casalavada, Aloha Beach Villge, Goldsand Hill Villa…
Trong số những nhà phát triển bất động sản lớn đang ráo riết tạo lập thị trường ở Phan Thiết phải kể tới Novaland. Chỉ trong vài tháng gần đây Novaland đã công bố tới 2 dự án BĐS du lịch quy mô lớn tại địa phương này, đó là dự án NovaHills Mũi Né và NovaWorld Phan Thiết. Ngoài ra, theo thống kê sơ bộ, năm 2019 sẽ có 18 siêu dự án, với tổng mức đầu tư gần 3 tỷ USD đổ vào Phan Thiết. Nhiều doanh nghiệp triển khai dự án nghỉ dưỡng đã vào đón sóng thị trường này.
Trong khi các ông lớn địa ốc như Novaland, Hưng Thịnh, FLC… đang “nhòm ngó” dải duyên hải từ Phan Thiết đến Mũi Né thì một số nhà đầu tư nhanh nhạy lại chọn thị xã La Gi làm điểm chớp thời cơ, trong đó có cả Vingroup đang muốn phát triển khu trung tâm thương mại hiện đại tại đây.
Theo lý giải của một số nhà đầu tư, La Gi đang hội tụ những yếu tố tăng trưởng mới, ngoài việc nơi đây được thụ hưởng một mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối khá thuận lợi giữa TP. Vũng Tàu và Phan Thiết, thì việc thị xã này đang phấn đấu lên thành thành phố trực thuộc tỉnh cũng sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh trong tương lai.
Thời gian gần đây, thị trường BĐS khu vực này đang phát triển mạnh, thu hút mạnh giới đầu tư, kèm theo đó giá BĐS tăng cao và nhiều điểm môi giới nhà đất ăn theo ra đời khiến thị trường này càng thêm hấp dẫn. Song song đó, nhiều khách hàng cũng chuyển dòng tiền vào nhà đất một số khu vực có tiềm năng vì muốn “ăn theo” các dự án quy mô lớn đang rục rịch triển khai xây dựng tại La Gi.
Theo tìm hiểu, hiện nay tại địa bàn thị xã La Gi gần 50 dự án du lịch – nghỉ dưỡng đã được cấp phép đầu tư dọc bờ biển. Trong đó, nhiều dự án đã đi vào hoạt động hết công suất như khu Resort Ba Thật, Khách sạn Ba Thật, Khách sạn Nhật Minh, Resort Đất Lành, Resort Cam Bình (Nhà Bè), KDL Cocobeach mới, KDL 7 kỳ quan thế giới, KDL sinh thái Rừng Dầu…
Nhiều dự án còn lại đang đẩy nhanh tiến độ thi công như dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex được đầu tư rất bài bản ngay trung tâm La Gi; khu Đồi Dương, trong đó phần lớn sẽ cung cấp cho thị trường hàng trăm nhà phố, biệt thự ven biển Phan Thiết từ nay đến năm 2020.
Một số dự án đất nền khác đã được chủ đầu tư bán ra thị trường trước đây với mức giá khoảng 6-8 triệu đồng/m2 thì nay được giao dịch trên thị trường thứ cấp với giá 12-13 triệu đồng/m2…Hay dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex tại La Gi cũng đang được giao dịch khá sôi động với giá 2-3 tỷ đồng/căn.
Ngoài việc đầu tư tuyến đường ven biển đi từ Long Hải đến La Gi, qua Kê Gà nối với Mũi Né, thì vào tháng 2/2015, Cao tốc TP.HCM – Dầu Giây – Long Thành đi vào hoạt động đã giúp rút ngắn quãng đường từ TP.HCM đến Phan Thiết chỉ còn hơn 3 giờ đồng hồ. Hiện tỉnh Bình Thuận đang lên phương án và trình quy hoạch tuyến đường kết nối từ cao tốc này đến thẳng trung tâm thị xã La Gi nhằm tạo mạng lưới giao thông liên hoàn đến thẳng Khu du lịch quốc gia Mũi Né.
Chưa dừng lại đó, thời gian sắp tới hàng loạt các dự án giao thông lớn đang chuẩn bị được xây dựng. Đầu tiên là dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với tổng vốn đầu tư 18.000 tỷ đồng dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020. Sau khi dự án này đi vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian từ TPHCM – Phan Thiết chỉ còn 2 giờ lái xe.
Đặc biệt hơn nữa, dự kiến trong Quý 3/2019 sân bay Phan Thiết sẽ được khởi công, tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho du lịch Bình Thuận. Dự án này đã được Thủ tướng đồng ý điều chỉnh quy mô lên tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng.
Theo ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch, sự tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế và nội địa thời gian qua đã tạo ra làn sóng đầu tư ồ ạt vào các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, resorts, biệt thự ven biển Phan Thiết, căn hộ du lịch… tại các trung tâm du lịch lớn và đang bắt đầu lan sang các khu vực mới nổi.
Nhìn vào bức tranh tổng thể, kết quả khảo sát cho thấy rằng triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm tới là rất lớn. Trung bình, cứ 10 doanh nghiệp bất động sản thì có đến 7 doanh nghiệp có sự chuẩn bị cho việc mở rộng quy mô kinh doanh trong ngắn hạn năm nay và 9 doanh nghiệp mong muốn mở rộng kinh doanh trong trung hạn trong giai đoạn 2019 – 2020.
Vị này cũng khẳng định rằng với tốc độ tăng trưởng như dự báo, du lịch Việt Nam sẽ cất cánh và phát triển lên tầm cao mới và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thập niên tới. Nhu cầu đầu tư vào các cơ sở lưu trú cũng tăng lên. Bất động sản du lịch vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn hứa hẹn hiệu quả cao nếu lựa chọn đúng địa bàn, đúng loại hình phù hợp với xu hướng, nhu cầu của thế hệ khách du lịch mới, thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo Nhịp sống kinh tế