Tình hình thị trường bất động sản đầu năm 2020 có phần trầm lắng trước những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, theo dự báo của Savills, thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ là một trong những ngành trỗi dậy đầu tiên sau khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh.
Trong thách thức có cơ hội
Đại diện Savils Việt Nam nhận định, nếu trong thời gian tới Việt Nam ngăn chặn thành công sự lây lan của Covid-19 thì ngành du lịch và khách sạn là những ngành đầu tiên phục hồi mạnh mẽ sau dịch, kéo theo đó là sự trỗi dậy của thị trường BĐS nghỉ dưỡng.
Lượng du khách tại Việt Nam đa phần là khách nội địa (chiếm 82,5% tổng lượng du khách năm 2019) và các du khách nước ngoài, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Sau khi đại dịch được kiểm soát, các nhóm du khách này được dự đoán sẽ nhanh chóng du lịch trở lại tại Việt Nam. Sở dĩ Việt Nam được ưu ái chọn làm điểm đến du lịch, bởi hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi về kỳ quan thiên nhiên, khí hậu, giao thông di chuyển… Theo số liệu của Tổng cục thống kê, 11 tháng đầu năm 2019, lượng khách quốc tế đến VN ước tính đạt gần 16,3 triệu lượt, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Sở hữu nhiều địa danh du lịch trải dài trên cả nước, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế cao nhất thế giới. Tính đến 11 tháng đầu năm 2019, tổng thu từ khách du lịch đạt 649.000 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2018. Cũng theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 12 tỷ USD, trong đó dịch vụ du lịch đạt 8,4 tỷ USD (chiếm 70,2% tổng kim ngạch), tăng 11%.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong thời gian tới, nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, BĐS du lịch sẽ có sự phục hồi nhanh nhất nhờ vào nhu cầu du lịch rất lớn của du khách. Dự báo, trong quý 02/2020 nguồn cung trong phân khúc BĐS nghỉ dưỡng sẽ tăng từ 200-300 căn biệt thự và 600-8000 căn condotel. Các dự án tập trung đa phần tại Bình Thuận, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu…
Ông Raymond Clement – GĐ điều hành Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, thị trường BĐS nghỉ dưỡng có thể sụt giảm do ảnh hưởng của Covid-19, tuy nhiên sẽ phục hồi lại vào quý 3 và quý 4/2020. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ không vì dịch bệnh mà giảm mức độ quan tâm đến BĐS nghỉ dưỡng, bởi đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng khi sở hữu các lợi thế về cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư…
“Rõ ràng, khi thị trường có những biến động hoặc khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu thì đây vừa là thử thách, vừa là cơ hội cho các NĐT đối với thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Người nào có thể vượt qua được các thử thách khó khăn chắc chắn sẽ có biên lợi nhuận cao trong đầu tư”, đại diện Savills nhấn mạnh.
Phan Thiết – thị trường đầy tiềm năng
Vừa qua, Thủ tướng đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Cảng hàng không, sân bay toàn quốc đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050; Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Phan Thiết giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với quy mô đạt cấp 4E (là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự).
Qua đó, Sở GTVT lên phương án, xem xét cập nhật bổ sung đường cất-hạ cánh thứ 2 Cảng hàng không Phan Thiết vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh theo quy định.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có công văn yêu cầu các Sở ban ngành, các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, kịp thời tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, qua đó đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án sân bay Phan Thiết.
Cảng hàng không Phan Thiết là dự án trọng điểm tại Bình Thuận, các công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đang tiến hành triển khai, dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 05/2020. Bên cạnh đó, nhà đầu tư dự án đang khẩn trương hoàn thành thủ tục, hồ sơ các hạng mục triển khai thi công dự án…trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
Với tổng diện tích xây dựng 542 ha, Cảng hàng không Phan Thiết là 01 trong 15 cảng hàng không quốc nội trên toàn quốc, được nâng cấp từ 4C lên 4E với vai trò là vừa là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Dự án với tổng vốn đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng.
Cảng hàng không Phan Thiết tạo tiền đề phát triển trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, đưa Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025, phấn đấu đến năm 2030. Khi hoàn thành, Cảng hàng không Phan Thiết sẽ rút ngắn thời gian di chuyển của khách du lịch từ TP HCM chỉ còn 30 phút. Ngoài ra, du lịch Phan Thiết-Bình Thuận sẽ thu hút hơn đối với các du khách khu vực phía Bắc và Quốc tế.
Ngoài dự án sân bay Phan Thiết, hiện nay, tỉnh Bình Thuận đang đẩy nhanh tiến độ của dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây. Trước đó, dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây đã được phê duyệt chuyển đổi từ hình thức đối tác công-tư (PPP) sang đầu tư công. Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu khởi công dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây vào tháng 08/2020.
Công tác giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 05/2020 với kinh phí giải phóng mặt bằng dự kiến khoảng 900 tỷ đồng.
Dự án đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài toàn tuyến khoảng 98 km, với tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng. Khi hoàn thành sẽ kết nối với hệ thống đường cao tốc Bắc-Nam, tạo nền tảng phát triển kinh tế xã hội của Bình Thuận, kết nối giao thương với TP HCM và tỉnh lân cận.
Phan Thiết-Bình Thuận với lợi thế là điểm đến du lịch hàng đầu trong cả nước, cùng với hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm cấp quốc gia sắp khởi công, Cảng hàng không Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây… kết nối giao thông, mở ra nhiều cơ hội bứt phá cho BĐS nghỉ dưỡng